Sunday, October 16, 2011

NGÀY THỨ HAI: ĐỨC CHÚA TRỜI

Lạy ơn Đức Chúa trời, hôm qua đã giảng chẳng nên lạy trời, vì trời là nhà không, chẳng biết đí gì, chẳng khá lạy đất, vì đất là nền, chẳng có hồn nào, song le thờ phượng Đức Chúa trời đất là Chúa cả sinh ra trời đất, thì thậm phải. Thảo kính cha mẹ thì cũng phải, vì đã sinh đẻ tạ. Kính vua Chúa quan quyền trị nước thì phải. Mà cha mẹ cùng vua chúa con mắt xem thấy thì đã biết. Song thật Chúa làm nên trời đất, dù con mắt thịt xem chẳng được, song le cũng phải biết, mà thờ cho nên. Bây giờ phải giảng thật Đức Chúa trời là ai, Đức Chúa trời ở đâu, bởi đâu mà có Đức Chúa trời.

Đức Chúa trời là cội rễ đầu

Sự sau này cho ta giảng trước, ta nói rằng: thật Chúa trời đất chẳng phải bởi ai làm mà có, vì chưng Đức Chúa trời là cội rễ đầu làm mọi sự. Ví bằng có ai làm Đức Chúa trời, thật Đức Chúa trời chẳng phải cội rễ đầu làm mọi sự. Nói thí dụ: có cây nào tốt lớn, mà có ngành rộng xanh, trái ngon ngọt đã đầy. Ví bằng ta hỏi ngành xanh này bởi đâu, ta thưa rằng bởi cội rễ mà có, sự trái cùng lá lại thưa như vậy. Ví bằng lại hỏi có cội rễ khác mà ra chăng, ta thưa rằng các kỳ sự ở nơi cây, thì bởi cội rễ mà ra, song le cội rễ chẳng có cội rễ khác mà ra, ví bằng cội rễ này có cội rễ khác thì cội rễ này chẳng phải cội rễ đầu cây tốt ấy đâu. Sự Đức Chúa trời cũng vậy, thật Đức Chúa trời là cội rễ đầu làm hết mọi sự, vì chưng trời đất cùng mọi sự bởi Đức Chúa trời làm cội rễ đầu mà ra. Chẳng có tìm được cội rễ khác làm ra Đức Chúa trời đâu. Nếu có thì Đức Chúa trời chẳng phải cội rễ đầu mọi sự. Ví bằng tìm cội rễ khác trước, lại hỏi cội rễ khác trước ấy có cội rễ khác trước nữa chăng, làm vậy thì hỏi chẳng cùng, mà chẳng phải lẽ đâu.

Vì vậy ta phải kiếm mà giữ một cội rễ đầu làm nên mọi sự, thật là thiên địa vạn hữu chi chân Chúa, mà làm nên trời đất mọi sự.

… chứ không phải loài người

Có kẻ thì hỏi rằng: Đức Chúa trời phải Mục Mũi chăng? Song le Đức Chúa trời chẳng phải loài người ta, thật Mục Mũi trong sách đạo vạy [1] là loài người ta, Mục Mũi ấy chẳng nên chức Đức Chúa trời đâu. Sự Ngục Hoàng nọ cũng nói như vậy, vì chưng trong sách đạo vạy nói rằng Ngục hoàng là con cháu Lão Tử, lại trong sách ấy kể cha mẹ Ngục Hoàng: vì vậy Ngục Hoàng chẳng phải thật Chúa trời đất. Vì chưng dẫu mà hợp lại cả và loài người ta cùng vua chúa quan quyền làm một, lây ngón tay đá đến một cái sao trên trời chẳng được, huống lọ là hóa ra làm sao cho được? Nói đến sự hóa ra ngôi sao làm chi? Một cái kiến cho sống làm cũng chẳng nên. Vì vậy loài người ta chẳng nên mà làm thật Chúa trời đất, đã làm nên mọi sự. Lại cả và loài người ta cũng phải chịu ơn ai làm nên cho, cũng như trời vậy. Vì vậy loài người ta chẳng phải cội rễ đầu làm mọi sự, vì chưng trước có cội rễ làm nên loài người ta, sau thì loài người ta bởi đấy chịu mình có vậy.

Lại ví bằng những người giả ấy có làm nên trời đất, thì nên lạy, nên thờ. Song le trong sách Đại minh chẳng có khiến thờ giống ấy, cùng cả và nước Annam xưa nay chưa thấy chùa miếu nào thờ nó. Có những chùa thờ Thích Ca cùng bụt khác, dù mà trong kinh bụt suy sự trời đất thì nên trước, mà bụt thì về sau. Có nên thờ bụt hay chăng, ta nói sự tạo thiên lập địa đã, mới nói sự bụt: ví bằng phải lẽ thì thờ, chẳng phải lẽ thì chớ.

Sự Bàn Cổ mà khiến sinh ra trời đất thì dối vậy, cũng bắt [2] sự Mục Mũi cùng Ngục Hoàng đã bắt khi nẫy,

Cũng không phải là một thể chất nào

Có kẻ đã biết tỏ tường trời đất chẳng phải bởi loài người ta mà ra, lại bầy đặt tính nào có những xác không, chẳng sống, chẳng thiêng, gọi là Thái Cưc, mà lại khiến có hai tính khác gọi là Am, Dương bởi tính trước ấy mà ra, mà lấy Am, Dương là trời đất vậy. làm sao cho phải lẽ, mà lấy xác không chẳng sống, chẳng biết đí gì, lại sinh ra được việc nhất, là trời cùng các kỳ sự vần đi vần lại ở nơi trời làm sao? Cũng bằng ai bầy đặt có lâu đài nào khéo, mà có phòng, có no mọi nơi, ở phải lắm, cùng có những ảnh vẽ tốt lành kể chẳng xiết, mà lại khiến có gió nào tình cờ thổi ra làm được cho nên những của nhất ấy cho lọn hết, mà chẳng lấy là dối trá ru? Vì chưng các lầu khéo làm vậy bởi có thợ nào khéo, trong có bầy mọi việc ấy mà làm hình tượng khéo trước trong mình, sau mới làm việc ấy bề ngoài hết sức thì mới nên. Huống lọ là trời đất thì phải chịu phép thợ nào hay viết vô cùng, mà trước trong lòng có hình tượng khéo ra mọi sự ở trong trời đất, mà lại có phép vô cùng thì mới được làm việc lớn làm vậy cho nên. Vì vậy Thái Cực nó là tính khí [3] chẳng sống, chẳng biết điều gì sốt, làm nên trời đất thì chẳng được đâu. Dù mà Đại minh, khi chẳng lấy Thái Cực làm nên thờ thì lấy lẽ phải, vì Thái Cực là khí chẳng sống chẳng biết đí gì, song le có lấy Thái Cực ấy chẳng sống, chẳng biết đí gì, mà nói làm ra trời đất, thì chẳng phải lẽ đâu.

Cội rễ đầu là đấng thế nào?

Mà bây giờ cội rễ đầu và thợ khéo làm nên trời đất cùng muôn sự là gì? Truyền đời xưa rằng: có vua chúa nước khác hỏi quân tử nào sự ấy, quân tử thì xin một ngày lo đã mà thưa. Khỏi một ngày, quân tử ấy lại xin hai ngày nữa mà lo cho nên. Qua hai ngày ấy, vua chúa lại đòi, quân tử thì lại xin bốn ngày. At vua chúa rằng: “Mày diễu ta, mà chẳng khứng thưu ru, sao xin đi xin lại làm vậy, chẳng thưa điều ta hỏi”. Khi ấy quân tử rằng: “Nào tôi dám diễu vua chúa đâu, song le vì tôi lấy làm khó thưa đấy làm vậy, mà càng lo sự ấy, thì càng thấy hãy còn mà lo hơn nữa, vì vậy tôi càng xin dư ngày mà lo hơn nữa. như thể khi thấy biển cả, càng khỏi bãi thì càng thấy biển rộng rãi nữa”. Quân tử ấy chưa có đạo, mà thưa vậy. Song le chúng tôi cậy Đức Chúa trời giúp sức cho, mà mới dám nói sự Chúa cả là đức Thợ cả làm nên trời đất cùng mọi sự vậy.

Ba loài như bậc thang

Đầu hết thì phải hay, trong lòng người ta có lẽ rằng thật có Chúa trời. Ví bằng chẳng có ai làm căn nguyên mọi sự, thì cả và thế giới này cũng chẳng có gì sốt. Sau nữa thì phải hay, trong sự Đức Chúa trời sinh ra thì có ba đấng. Vì chưng có đấng dưới những xác [4], có vóc, mà chẳng có linh thiêng gì trong mình với. Mà những sự ấy, và có ngày đầu và có ngày hết, như trời cùng đất, nước, gió, lửa và mọi vật bởi bốn sự ấy mà ra, như thể cây cối, muông chim cùng chúng sinh, hay là ở trên đất hay là trên gió rỗng [5], hay là trong nước, cùng các kỳ sự chẳng hay cóc biết [6], cũng chẳng sống. Ay là thế giới là loài dưới, có ngày sinh, cùng có ngày hết.

Lại có loài trên, là tính thiêng liêng, chẳng có vóc, chẳng có xác, là tính cao sáng, chẳng có phải hư môn khí nào; dù mà có khi sinh, song le chẳng có khi nào hết, mà hằng có vậy vô cùng. Loài ấy chính là đấng thiên thần, có nhiều chẳng hay bề xiết, những quân ở trên thiên đàng Đức Chúa trời phú cho mà trị mọi loài có xác. Vậy thì theo ý Đức Chúa trời mà chớ, có trí hay biết sáng láng, cũng có chủ ý [7], mà vâng phép Đức Chúa trời cho được vui vẻ vô cùng. Song le sự thiên thần ấy chẳng có hình tượng nào, mà trọng làm vậy, đến sau thì lại phải giảng.

Loài thứ ba là đấng và có xác và có linh thiêng làm một: ấy là người ta có xác, thì hay nát hay chết, có linh thiêng là linh hồn, chẳng hay nát chẳng hay chết, thật có đầu sinh, mà chẳng có chết.

Ay là ba loài Đức Chúa trời làm ra cho ta dùng như bậc thang mà lên cho đến Đức Chúa trời sinh ra mọi loài ấy, lại suy lẽ trong loài ấy như trong gương, cho đều biết sự Đức Chúa trời những sự vô cùng vậy.

Phép tắc vô cùng

Vì chưng dẫu mà Đức Chúa trời cao trọng chẳng phải về ba loài ấy, mà khỏi mọi sự ba loài ấy vô cùng, song le bởi loài thứ nhất là loài những xác, như thể trời đất cùng các kỳ sự hay nát, ta suy lẽ được làm vậy. Thật có ai làm nên mọi sự ấy, mà có phép tắc vô cùng thì mới lấy được không mà hóa ra thế giới này lớn thể ấy một mình, chẳng có dùng ai giúp cho. Ví bằng ta lấy một phép này vô cùng, mà ta ví cùng phép các vua chúa thế gian này, dù mà lấy hết vua chúa từ xưa cho đến hết thế, mọi phép ấy, vì cùng phép Đức Chúa trời, thật là ra không, chẳng phải phép đâu. Vì chưng nào có vua chúa nào, dù mà cả lớn, mà lấy không làm được nhà gì, dù mà nhỏ chít ru? Mà lại cho được làm nên nhà gì, dầu hết thì phải sắm sửa mọi vật, mà làm nhà ấy, nếu chẳng có sắm sửa, thì chẳng có làm được đí gì đâu. Song le Đức Chúa trời đất là phép nhất, mà chẳng có dùng đí gì cho cho được làm nên mọi sự ta xem, vì chưng trong mọi loài chẳng có đí gì mà chẳng bởi Đức Chúa trời, là cội rễ đầu, sự nào làm ra thì mới có. Vậy thì cội rễ đầu mọi sự thật là tính thiêng liêng vô cùng, thì mới có phép tắc vô cùng, bằng tính mình vậy, mà co phép lấy không làm ra mọi sự.

Lại suy phép Đức Chúa trời là phép vô cùng. Vì chưng chẳng có dùng ai mà làm ra mọi sự. Song le ai nấy, dù mà có phép cả ở thế này, có dọn làm các lâu [8] gì lớn, chẳng những là sắm sửa vật mà làm, lại có kẻ giúp việc, thì mới làm được, ví bằng chẳng có ai giúp cho, làm ra việc ấy lớn chẳng được. Như thể thợ nào khéo lo toan làm ra lâu dài lớn, dù mà đã có hình tượng khéo lâu dài ấy trong lòng một mình, song le nếu chẳng có ai giúp việc ấy, mà làm ra bề ngoài, thì làm chẳng được lâu đài ấy đâu. Song le một Đức Chúa trời có toan làm việc gì, và có ảnh tượng rất khéo trong lòng mình, lại có phép một mình ra mọi sự, mà chẳng có dùng ai giúp cho, khi hóa ra cả và thế giới này, thật là bởi Đức Chúa trời có phép vô cùng mà chớ.

Mà lại có thợ nào khéo, nhất mặc lòng, ví bằng có toan làm việc gì lớn, thì chẳng lâu ngày làm chẳng được cho đoạn hết. Song le Đức Chúa trời là Đức Thợ cả, làm nên thế giới này ta xem, những có ý khiến một lần mà hóa nên mọi sự. Vì chưng Chúa trời có nói, mà đã nên, có khiến, mà đã có hết, thật vì Đức Chúa trời có phép tắc vô cùng mà hóa nên được làm vậy một chúc mà chớ.

Sau khi có thợ nào đã làm việc mình đoạn chẳng còn có giữ việc ấy đâu, mà dẫu thợ làm việc đoạn có chết chẳng còn, việc thì còn vậy. Song le Đức Chúa trời là Đức Thợ cả làm nên mọi sự, hóa ra làm vậy, có làm nên đí gì đoạn, hãy còn bao lâu, Đức Chúa trời thì còn giữ bấy lâu, cũng bằng khi Đức Chúa trời làm ra sự ấy đầu hết. Vì vậy khi đầu hết, ví bằng Đức Chúa trời chẳng có hóa cho, thì nên đí gì chẳng được, cũng khi điều gì hãy còn có, mà Đức Chúa trời chẳng giữ cho, thì sự ấy lại về không vậy, mà chẳng còn có gì sốt. Như thể có sáng bởi mặt trời mà ra, thật là mặt trời có làm sáng, và đầu hết khi ra sáng ấy, và lại giữ liên khi hãy còn có sáng ấy.

Mà Đức Chúa trời chẳng lọ là giữ liên mọi sự khi hãy còn, lại giúp sức mỗi một sự khi làm việc gì việc gì, và trong mình, và bề ngoài. Mà Đức Chúa trời chẳng giúp cho, dù mà một lá cây chẳng có rụng xuống được một mình, khi Đức Chúa trời chẳng làm với, mà rụng xuống. Vì chưng như phép vô cùng Đức Chúa trời, là cội rễ đầu mọi phép, ở trong các kỳ sự Đức Chúa trời sinh, cùng khi phép nào làm đí gì đí gì, vì bằng chẳng có phép Đức Chúa trời làm với, thì phép ấy làm chẳng được đí gì sốt. Vì vậy Chúa cả này có làm nên và giữ mọi sự: khi mặt trời làm sáng, thì Đức Chúa trời làm cùng: khi lửa làm nóng, thì cũng làm nóng với; khi gió rỗng làm mát, thì làm mát với; khi nước làm cho đất hóa ra, thì cũng là hóa ra với; khi đất sinh nên của gì, thì cũng sinh nên với; vì co giúp mọi sự mà làm mọi việc liên với. Vì bằng Đức Chúa trời chẳng có liên giúp cùng, ta động tay, động chân, động con mắt chẳng được sốt.

Mà Đức Chúa trời lấy mọi việc ấy làm dễ, mà chẳng động gì trong mình, như bằng chẳng có làm việc gì sốt. Ví bằng có nghìn ức thế giới khác làm ra, thì cũng vậy. Mà lại làm khôn và lọn 13 mỗi một việc ấy, bằng làm một việc mà thôi, song le Đức Chúa trời một chúc thì làm việc nọ việc kia, chẳng hay kể xiết. Vậy thì ta hay tỏ tường, Đức Chúa trời thật có phép, và hay biết vô cùng, vì có làm được nhiều việc liên, mà chẳng nhọc, chẳng lộn, dù đã sẵn giúp mọi sự, mà làm mọi việc liên, chẳng khi nào dừng.

Tính vô cùng

Ta lại suy lẽ làm vậy, Đức Chúa trời có phép vô cùng, lại có hay biết vô cùng, thì bởi tính Đức Chúa trời thật là tính thiêng liêng vô cùng mà chớ. Vì tính Đức Chúa trời là căn nguyên (ta nói làm vậy) mọi sự vô cùng, ở trong Đức Chúa trời. Ví bằng tính Đức Chúa trời là tính có cùng, lại có phép và hay biết vô cùng làm sao được?

Hằng sống vô cùng

Mà Đức Chúa trời thật có tính vô cùng, ta lại suy lẽ, thật có hằng [9] vậy, mà chẳng có trước, cũng chẳng có sau. Vì tính vô cùng thật là phải có hằng sống vô cùng, bằng tính vô cùng vậy. Vì chưng tính Đức Chúa trời, vì bề trước chẳng có cùng, và bề sau chẳng hết chẳng hay cùng. Vì vậy khi chưa có trời, chưa có đất, chưa có đí gì sốt, trước vô cùng đời đời hằng có Đức Chúa trời, là cội rễ đầu mọi sự, chẳng dùng [10] đí gì bề ngoài, mà trong mình rất vui vẻ, vì trong mình bụi [11] có mọi sự vui vô cùng, khi chưa có thế giới này, cũng đã vui vẻ, mà dẫu chẳng có ai nữa, một Đức Chúa trời cũng lọn vui vẻ, thanh nhàn vô cùng vậy.

Lòng lành vô cùng

Song le vì lòng lành Đức Chúa trời cũng là vô cùng, bằng tính sống vô cùng Đức Chúa trời vậy (sự lành nào, hay thông sự mình cùng kẻ khác), vì vậy Đức Chúa trời chẳng những đã toan hoá nên thế giới này ta xem, có mình vóc, mà có tính mình, có phép làm sự nọ sự kia nhiều kể chẳng xiết, thật là bởi tính vô cùng và phép vô cùng Đức Chúa trời vậy, mà mọi sự ấy là như dấu chân làm cho ta suy hình Đức Chúa trời vậy. Mà lại lòng lành Đức Chúa trời thông minh ra loài có tính ngoan biết lẽ [12], cho loài ấy chẳng lọ là thật có, mà lại thông hằng vui vẻ cùng Đức Chúa trời vậy.

Vi vậy Đức Chúa trời hóa ra loài thiên thần, gọi là angeli, chẳng có mình vóc gì, mà những thiêng liêng, lại chịu được nghĩa cùng Đức Chúa trời, gọi là gratia, cùng chịu được gloria là thấy mặt Đức Chúa trời, cho được thông vui vẻ cùng Đức Chúa trời. Bởi loài này, lòng lành Đức Chúa trời càng ra tỏ tường, hơn khi Đức Chúa trời hóa ra thế giới này ta xem, cùng muôn vật những có mình vóc, vì chưng bấy nhiêu sự ấy chẳng kết được nghĩa cùng Đức Chúa trời, lại chẳng có chịu được vui vẻ cùng. Vì chưng dù mà Đức Chúa trời một mình đã lọn, mà chẳng dùng đí gì bề ngoài cho được lọn vui vẻ, song le vốn [13] sự lành hay thông cùng kẻ khác, Đức Chúa trời đã toan hoá ra loài thiêng liêng thông minh sáng láng, mà cho loài ấy chịu gratia là nghĩa cùng Đức Chúa trời, lại cho loài ấy chịu vui vẻ cùng, là gloria.

Sau nữa thì Đức Chúa trời sinh ra rốt hết loài thứ ba, có xác và có linh thiêng, là loài người ta, thật là tóm lại mọi loài. Vì chưng loài người ta thì có mình như các vật chẳng sống, lại có sống như cây cối, cùng có hay như muông chim cầm thú, mà lại có tính ngoan thiêng liêng như thiên thần, cũng chịu được gratia là nghĩa cùng Đức Chúa trời, lại chịu được gloria là vui vẻ vô cùng, như bằng thiên thần vậy.

Công bằng vô cùng

Mà Đức Chúa trời lòng lành vô cùng, thì cho loài người ta sống ở thế này, mà kiếm công cho được chịu vui vẻ vô cùng. Mà có giao làm vậy: ví bằng ai, khi còn sống ở thế này, có vâng ý Đức Chúa trời, thì đời sau được vui vẻ vô cùng. Ví bằng cãi thép Đức Chúa trời, chẳng giữ lời răn, mà chẳng chừa khi còn sống ở thế này, đời sau thì phải chịu hình khốn nạn đời đời vậy. Mà thể ấy và lòng lành và thưởng phạt Đức Chúa trời thì ra tỏ. Lòng lành vô cùng thì ra tỏ: vì chưng Đức Chúa trời cho loài người ta lên chịu chức trong loài Đức Chúa trời vậy, mà có vâng phép Đức Chúa trời, giữ lời răn, thì được chức ấy. Mà lại thưởng phạt vô cùng Đức Chúa trời cũng tỏ ra: vì kẻ vâng phép Đức Chúa trời thì thưởng vô cùng, khi cho phúc vui vẻ đời đời ở trên trời, lại cho chịu mọi sự lành, cùng thấy mặt Đức Chúa trời vậy; mà kẻ làm nguỵ, chẳng vâng phép Đức Chúa trời, thì bắt tội vô cùng. Vì vậy ta chớ có hãi, khi thấy Đức Chúa trời thử lòng kẻ lành, mà có khi chẳng cho của thế gian này hay qua, mà lại có khi thì của thế gian này phát rộng rãi cho kẻ dữ, là nguỵ cùng Đức Chúa trời. Cũng có khi ở thế này, Đức Chúa trời cho kẻ lành chịu nhiều sự khốn khó, lại có khi thì cho kẻ dữ những sự lành ở thế gian này vậy, như đời xưa làm cùng ông thánh Larazô khốn khó, và cùng đứa giàu dữ. Vì chưng ông thánh Larazô còn ở thế này chịu khó khăn đau đớn, bây giờ đã hơn một nghìn sáu trăm năm chịu vui vẻ, kể chẳng xiết, lại đời đời vô cùng một chịu vui vẻ vậy, mà đứa dữ ấy đã chịu vui một giây ở thế gian này, song le bây giờ chịu những khốn nạn đời đời, cùng chịu lửa địa ngục, đã hơn một nghìn sáu trăm năm, lại chịu vậy đời đời, cùng chẳng có trông được đàng nào mà khỏi, lại chẳng chết cho. Song cũng có khi thưởng phạt Đức Chúa trời bắt kẻ dữ, còn ở thế gian này, cho kẻ khác chừa, lại cho kẻ dữ chớ ngờ Đức Chúa trời chẳng trị sự người ta. Cũng có khi thì Đức Chúa trời chia sự vật thế gian này cho kẻ lành, mà làm vậy cho kẻ yếu đạo đến cùng, vì nó trông của thế này, vậy thì sẽ rủ nó yêu của linh hồn hằng có vậy.

Cũng lấy lẽ này mà suy sự đời sau: vì chưng có nhiều người lành ở thế này khó khăn, khốn nạn, mà chịu vậy. Lại có kẻ dữ, ở đời này vui vẻ, giàu có phú quý, mà có nhiều lần cũng đến già cả làm vậy. Bởi đấy ta suy lẽ, thật hãy còn có đời sau, mà đời ấy Đức Chúa trời là Chúa cả mọi sự, thật là chí linh chí công, mà thưởng kẻ lành chịu phúc vui vẻ đời đời bằng công minh, lại phạt kẻ dữ chịu bằng tội mình, mà khốn nạn đời đời vậy. Ay là điều miệng thiên hạ quen nói, bởi sách Annam và truyền đời xưa rằng: “Sinh ký dã, tử quý dã”, sống là gửi, chết là về. Vì chưng kẻ lành mà thờ phượng Đức Chúa trời cho nên, khi sinh thì [14], ấy là khỏi nơi thung [15] khốn nạn, mà về quê trên trời, nơi Đức Chúa trời, là Chúa tất cả trên hết mọi sự, thưởng vô cùng, mà cho hằng sống cùng vui vẻ thanh nhàn đời đời vậy. Mà kẻ dữ khi chết cũng là qua cho, mà chịu tội đời đời. Vì chưng Đức Chúa trời công bằng vô cùng, phán xét bắt tội nó trong địa ngục, chết vô cùng, vì chưng Đức Chúa trời bằng thưởng kẻ lành, thì rất nhân, rất lành, mà phạt kẻ dữ, thì chí linh chí công vậy.

Ta phải đổi lại thế nào với những sự trọn lành của Chúa?

Ay vậy mà bấy nhiêu sự này ở trong Đức Chúa trời, là Chúa cả làm nên trời đất cùng mọi sự, thì ta đã hay, vì có lời trong kinh Đức Chúa trời, mà lại có lẽ thật trong lòng ta, Đức Chúa trời in vào cho ta hay bấy nhiêu sự này ở trong Đức Chúa trời, là tính thiêng liêng vô cùng, mà hằng có vậy, lại mọi nơi mọi có Đức Chúa trời, cũng là rất khôn biết mọi việc toan, mà việc làm thì có phép tắc vô cùng, nơi thông mình ra thật là lòng lành và rộng rãi vô cùng, nơi phán xét, thì rất công bằng và sâu nhiệm, ta suy chẳng đến.

Mà ta phải hay, vì Đức Chúa trời là tính thiêng liêng vô cùng, thì ta phải lạy mà thờ, trước trong linh hồn ta, là tính thiêng liêng, bởi một Đức Chúa trời mà có, vì tính thiêng liêng vô cùng, thì khiến lấy tính thiêng liêng trước, mà lạy và thờ đấy, vì là cội rễ đầu hết mọi sự lành chúng tôi, và các ký sự. Vậy vì có lạy và thờ trong lòng trước, sau thì mới lấy xác mà lạy bề ngoài, thật làm vậy Đức Chúa trời mới yêu.

Mà vì Đức Chúa trời mọi nơi mọi có, thì ta phải kính ở no mọi nơi. Vì vậy ta phải nhờ liên, mọi chốn mọi có Đức Chúa trời thấy ta: mà điều gì trước mặt vua chúa cả thế này, hay là trước mặt cả và thiên hạ, ta chẳng dám làm, thì trước mặt rất trọng Đức Chúa trời ta chớ dám.

Lại vì Đức Chúa trời là sống lâu vô cùng, mà chẳng có trước cũng chẳng có sau, thì hằng sống vậy, ta phải suy lẽ làm vậy: ta sống, thật là bởi Đức Chúa trời, là cội rễ đầu mọi sự sống. Vì vậy khi ta muốn cho sống lâu, thì ta cậy một Đức Chúa trời mà chớ. Ai muốn cho sống lâu, mà cầu cùng cha mẹ, ông bà nông vải đã chết, chữa mình cho sống lâu chẳng được, thì thật là dại chốc. Vì vậy ta phải cậy một Đức Chúa trời, là căn nguyên đầu mọi sự sống, chẳng những là cho ta sống và khoẻ xác này, mà lại đầu hết ta phải cậy Đức Chúa trời cho linh hồn ta sống, là giữ nghĩa cùng Đức Chúa trời, gọi là gratia, ví bằng ta giữ nghĩa này cùng Đức Chúa trời cho đến chết, thì đức Chúa cho ta sống lâu vô cùng, vui vẻ vô cùng trên trời cùng Đức Chúa trời vậy.

Cho ta kính được hay biết [16] vô cùng Đức Chúa trời, là cội rễ đầu mọi sự, thì ta phải tin rằng chẳng có đí gì khuất mặt Đức Chúa trời, dù lòng ta có lo, có động làm sao, thì Đức Chúa trời đã biết tỏ tường hết, dẫu mà đí gì đã qua hay là chưa có, thì cũng đã hay, mà chẳng có đí gì giấu được Đức Chúa trời. Vì vậy chẳng có ai nói dối được Đức Chúa trời, mà lại Đức Chúa trời chẳng có nói dối được ai, vì chưng Đức Chúa trời là thật nhất. Vì vậy cho ta kính hay biết vô cùng Đức Chúa trời, thì ta phải tin mọi lời Đức Chúa trời truyền cho, mà những trí ta bỏ dưới hay biết vô cùng Đức Chúa trời. Lại cho ta kính dái hay biết vô cùng Đức Chúa trời xem tỏ tường hết mọi sự, thì ta phải kính nhớ liên mặt Đức Chúa trời, mà ta ngắm Đức Chúa trời coi thấy ta liên, và mọi việc ta, và trong lòng, và bề ngoài tỏ tường, cũng bằng có ta mà chẳng còn có đí gì trong thế giới này nữa mà xem. Vì chưng ta nhớ làm bấy nhiêu lần, gần như thể bằng liên liên, thật là làm cho ta kính dái Đức Chúa trời lắm, mà giữ ta kẻo phạm sự gì mất lòng Đức Chúa trời.

Lại khi ngắm phép tắc vô cùng Đức Chúa trời cho ta sống, và động, và ở, thật thì nếu hay tỏ tường, Đức Chúa trời chẳng có giúp sức, thì bước một chân ra cũng chẳng được. Một bên thì ta ra lòng khiêm nhường, mà lấy ta là kẻ hèn lắm, vì chưng thì ta biết tỏ tường, bởi một mình ta, làm đí gì đí gì chẳng được sốt, mà lại ví bằng Đức Chúa trời chẳng phù hộ ta liên, ta lại về không: dẫu là bản tính mình, Đức Chúa trời hư không cho ta [17], mà ta chẳng có công gì, Đức Chúa trời chẳng giữ, thì cũng ra không vậy: huống chi là tính gratia là loài trọng gần Đức Chúa trời, bởi lòng từ bi Đức Chúa trời thương vô cùng, mà đem ta lên loài tính Đức Chúa trời gọi là gratia. Vì chưng nếu Đức Chúa trời chẳng cho ta sức riêng, mà ta chịu lấy phép gratia (làm cho linh hồn ta nên thánh) chẳng được; lại giữ gratia, là nghĩa cùng Đức Chúa trời, cho đến lọn đời, mà Đức Chúa trời chẳng phù hộ ta liên, thì chẳng được đâu. Lại bên khác, thì ta nhớ Đức Chúa trời phép tắc vô cùng, mà dọn liên giúp ta, chẳng những là việc mọn về thế này, cũng giúp ta việc trọng gratia về đời sau, ta ra lòng cao, trông cậy phép vô cùng Đức Chúa trời, mà ta cậy cả sức vô cùng làm vậy, chẳng có sự gì ta chẳng được.

Song le sự Đức Chúa trời lòng lành vô cùng, ái mộ ta làm sao, cũng khi [18] chưa có thế giới, mà khi đã toan sinh ra ta, cùng thông cho ta làm ảnh tượng Đức Chúa trời ở trong linh hồn ta, lại dọn sửa lại ảnh này làm cho khéo hơn nữa, phú cho gratia là nghĩa cùng Đức Chúa trời, nếu ta suy lại cho nên, thật thì làm cho mến lại, mà cám ơn Đức Chúa trời lắm. Mà sao ta chẳng ái mộ lại lòng lành vô cùng Đức Chúa trời, khi trước đã yêu ta chẳng có công gì, mà là kẻ hèn, và mộ ta trước lắm thể ấy? Song le vì lòng yêu thật, chẳng phải là khéo lời nói, thật là việc trọng mình làm, mà như có lời Đức Chúa trời nhất lòng lành, thật kính mến Đức Chúa trời là giữ lời Đức Chúa trời răn cho lọn, vì vậy cho ta cám ơn lòng lành vô cùng Đức Chúa trời, thì ta phải giục lòng giữ lời Đức Chúa trời răn cho lọn, mà Đức Chúa trời cho, thì ta chẳng được đí gì sốt.

Sau nữa khi có Đức Chúa trời công bằng vô cùng, phán xét chẳng tây ai [19], mà thưởng phạt ai nấy bằng có công hay là có tội: kẻ lành thì thưởng cho vui vẻ vô cùng trên trời, kẻ dữ thì phạt mà bắt chịu hình đời đời trong địa ngục, sự làm vậy thì ép ta cầu cùng Đức Chúa trời, khi chưa có phán xét ta mà còn cho cầu cùng, ta xin tha tội ta đã phạm ngày trước, kể chẳng xiết, ta lo buồn vì đã lỗi nghỉa cùng Đức Chúa trời trọng làm vậy, mà ta giục lòng, từ này về sau chừa, là theo ý Đức Chúa trời và giữ lời răn, mà ta khiêm nhường cầu tha và ăn năn tội, thì cậy Đức Chúa trời nhân lành vô cùng tha tội tha vạ cho chúng tôi.

Mà biết bấy nhiêu sự Đức Chúa trời, bởi lòng ta suy lẽ làm vậy, bây giờ thì vừa.



Chú thích

[1] vạy nghĩa là tà

[2] bắt thay vào bắt bẻ

[3] tác giả dùng chữ tính khí với nghĩa là bản tính, bản chất.

[4] những xác, xem lại chú 7 phần trên

[5] gió rỗng: tiếng này không có trong tự điển của tác giả, nhưng vẫn dùng để trỏ khí giới.

[6] Cóc thay vào chẳng, chắc hồi xưa không có ý tục.

[7] nguyên bản chép: có chúa í, nghĩa là tự chủ

[8] các lâu: lâu các

[9] nghĩa là: một cách khôn ngoan và hoàn toàn

[10] dùng thay vào cần dùng

[11] bụi là chỉ, dịch nghĩa chữ duy

[12] tác giả thường dùng chữ ngoan thay vào khôn ngoan

[13] tác giả viết buẩn hay bổn

[14] Trong tự điển của tác giả có giải thích hai chữ sinh thì một cách đáng chú ý: sinh nghĩa là lên, thì là giờ. Người ngoại giáo, tác giả nói, quen dùng thành ngữ sinh thì để chỉ giờ lên(!)

[15] Thung, tác giả viết: nơithổng, nghĩa là thung lũng

[16] hay biết là một danh từ: sự khôn ngoan

[17] hư không cho ta nghĩa là: bởi không mà cho ta

[18] đọc là: ngay đến khi…

[19] tây thay vào tây vị


Tác giả: Giáo sĩ Đắc Lộ