Sunday, December 18, 2011

Thiên Chúa dựng nên vạn vật một cách không ngoan vô cùng

Lời sách Huấn ca: Tất cả khôn ngoan đều do Thiên Chúa là Chúa Cao Cả. Lúc nào sụ khôn ngoan cũng có ở nơi Người và có trước các thời đại, và Người đã tỏa ra trong các công trình của Người (Hc 1,10). Vua Thánh Davit lại nói: Lạy Chúa, những công việc của Chúa huy hoàng biết bao! Chúa đã dựng nên vạn vật với sự khôn ngoan dường nào! (Tv 103,24). Vả chăng không thể thế khác được. Vì Thiên Chúa là sự khôn ngoan vô cùng và tự mình hành động, nên chỉ có thể hành động một cách vô cùng khôn ngoan thôi.

Vì thế nhiều vị Thánh Tiến sĩ nghĩ rằng: Tương đối theo các hoàn cảnh thì mọi công trình của Chúa đều hoàn toàn đền nỗi không thể hơn được, và tốt lành tột độ. Lời Thánh Basiliô: "Chúng ta phải thấm nhuần tư tưởng này là chúng ta là công trình của một. Người Thợ tài nghệ: Người phân phát cho ta những vật to cũng như vật nhỏ, tùy theo sự. Quan Phòng rất khôn ngoan, đến nỗi không gì xảy đến cho ta ngoài ý muốn của Ngài, không có gì xấu, cũng không có gì có thể quan niệm tốt hơn được".
Vua Đavít còn nói: Những công trình của Chúa thực vĩ đại, mọi việc đều hợp ý như Ngài muốn (Tv 110,2). Và nhất là sự khôn ngoan của Chúa đã được biểu lộ rõ rệt trong sự xứng đối giữa những phương thế Chúa dùng và mục đích Chúa đặt. Sức Quan Phòng tới đến từ đầu này đến đầu kia một cách mạnh mẽ và xếp đặt mọi sự một cách êm đềm (Kn 8, l).

Chúa Quan Phòng quản trị người ta một cách thứ tự lạ lùng. Chúa mạnh mẽ dẫn đưa người ta đến hạnh phúc, nhưng không cưỡng ép bắt buộc, Chúa rất êm dịu, không những êm dịu mà còn khôn ngoan hiểu biết nữa. Lời Đấng Khôn Ngoan: Lạy Chúa, Chúa là Chúa trên hết, Chúa đã thi hành những quyết định một cách kiên nhẫn từ từ, và Chúa cai quản chúng tôi rất dè dặt (Kn 12,18).

Chúa có một quyền lực vô cùng không có gì có thể chống lại được, nhưng đối với chúng tôi Chúa không hề dùng quyền tuyệt đối của oai quyền tối cao đó. Chúa xử đối với chúng tôi rất hiền hậu. Chúa đã đoái thương, hóa nên giống bản tính yêu hèn chúng tôi, đặt chúng tôi mỗi người vào một địa vị xứng hợp, và đặc biệt nhất để thực hiện việc cứu rỗi riêng mình. Chúa chỉ xử đối với chúng tôi rất dè dặt như những người biểu hiệu cho hình ảnh Chúa, có một nguồn gốc cao quí, và tùy theo địa vị chúng tôi, Chúa không điều khiển với một tính cách độc đoán như đối với những người nô lệ, nhưng nương nể và thận trọng. Chúa đã đối xử với chúng tôi, như lời Cantacuzène, với một sự thận trọng như khi người ta phải động đến một chiếc bình pha lê cũ hay một bình sứ dòn mỏng, người ta chỉ sợ làm bể.

Để mưu ích cho chúng tôi, chỉ cần cho chúng tôi chịu cực, cần gửi tới cho chúng tôi một cơn bịnh, cần bắt chúng tôi bị mất của ít nhiều, cần bắt chúng tôi chịu đau khổ ư? Bao giờ Chúa cũng hành động một cách thận trọng và như kiêng nể chúng tôi. Quan thái phó phạt một ông hoàng trẻ mà ông phải đảm nhiệm việc giáo dục, khác xa cách ông phạt một tên hầu. Nhà giải phẫu được ủy nhiệm cắt một chi thể của một ông lớn sẽ phải ý tứ gấp bội, để vị đó bớt phải chịu đau đớn hết sức, và chỉ tùy cần cho vị đó được lành mạnh. Hơn nữa, một người cha bó buộc phải sửa phạt người con yêu dấu, bó buộc phải hành động cho đứa con được ích lợi, nhưng bàn tay ông run vì cảm kích và vội vã cho chóng xong việc. Thiên Chúa cũng thế, Người xử đãi với ta như những tạo vật cao quí, rất được Ngài kính nể, như những người con: Người chỉ sửa phạt vì yêu (Kh 3,19)

Thử thách và hình phạt đều là những hồng ân của Chúa và là dấu hiệu của lòng thương xót cua Người. Thánh Phaolô dạy ta: Chúng con hãy nhìn ngắm Chúa Giêsu là căn nguyên và cùng đích của đức tin (là Chúa Con độc nhất và yêu dấu, nơi Người Đức Chúa Cha đã được hoàn toàn sướng khoái...) Chúng con hãy nghĩ đến Đấng đã chịu phản đối do các người tội lỗi làm ngụy chống đối Người, để chúng con khỏi ngã lòng và tâm hồn chúng con khỏi thất vọng. vì chúng con chưa kháng cự đến phải đổ máu (như chính Chúa đã làm) trong khi chống lại tội lỗi, và chúng con quên sự yên ủi Chúa gửi đến cho chúng con như con cái người. Khi người phán dạy: Hỡi con, con đừng khinh hình phạt của Chúa: khi Chúa quở trách con đừng ngã lòng. Vì Chúa phạt kẻ Chúa yêu và đánh kẻ Chúa nhận làm con cái. Các Con hãy kiên nhẫn trong các cơn thử thách, vì Chúa xử với chúng con như con cái: và con cái nào lại không được Cha sửa phạt (Dt 12,2-7).

Nói tóm lại Thiên Chúa chỉ hành động với một mục đích cao cả và chí thánh là cho Người được hiển vinh và loài thụ tạo được ích lợi. Người tốt lành vô cùng, và Người chính là sự Tốt Lành, Người tìm cách lôi kéo mọi tạo vật đến với Người, để cho chúng nên hoàn toàn, Người thông cho chúng những đặc tính và tia sáng của bản tính Người, tùy theo sức chúng có thể lĩnh nhận được. Nhưng, nhờ những giây liên lạc chặt chẽ giữa Chúa và ta, nhờ sự kết hợp bản tính ta với bản tính Người trong Ngôi Hai, chúng ta còn là đối vật của lòng nhân hậu và chăm chút ân cần của Người cách đặc biệt. Người hành động xếp đặt trong mình ta và chung quanh ta vừa tầm sức ta ngõ hầu khiến cho mọi sự đều có thể giúp cho lợi ích và sự hoàn thiện của ta, nếu chúng ta muốn cộng tác vào việc Quan Phòng của Người.

Những cơn thử thách bao giờ cũng vừa sức ta chúng ta đừng bối rối trong những cơn gian nguy đôi khi chúng ta mắc phải. Chúng ta nên biết rằng những gian nguy đó có mục đích phát sinh trong ta những kết quả cứu rỗi, nên đã được cẩn thận xép đặt tùy theo nhu cầu của ta, do sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Người biết đặt giới hạn cho chúng ta cũng như đã định mốc giới cho biển cả. Đôi khi gặp những cơn cuồng phong, biển muốn tràn ngập cả những vùng rộng lớn, nhưng biển đã tôn trọng ranh giới của bờ bãi, chỉ làm tan vỡ những làn sóng ồ ạt vào đám cát lưu chuyển. Cũng thế, không có sự khốn khó nào, không có cơn cám dỗ nào mà Thiên Chúa không đặt giới hạn. Có khốn khó không phải để làm cho ta hư mất, như để cứu vớt ta. Thánh tông đồ Phaolô viết: Thiên Chúa trung thành, Người không để cho anh em phải cám dỗ hay khốn khó quá sức anh em (1 Cr 10, 13). Nhưng anh em cần phải chịu như thế, vì phải qua nhiều cơn khốn khó để vào nước Thiên Chúa (Tđcv 14,22), theo gót Chúa Cứu Thế đã nói về chính mình Người: Chúa Kitô đã không phải chịu tất cả những sự đó rồi mới bước vào vinh quang sao? (Lc 24,26).

Nếu các bạn từ chối những gian khổ đó, chắc các bạn đã hành động ngược với ích lợi của các bạn. Các bạn giống như một khối cẩm thạch trong tay nhà điêu khắc. Nhà điêu khắc phải làm bật tung ra các mảnh vụn, phải đục, phải mài mới thành một pho tượng khéo. Thiên Chúa muốn biến bạn thành hình ảnh sống động của Người: bạn chỉ nên nghĩ đến việc nắm chắc trong tay Người để Người luyện đẽo bạn. Hãy tin chắc rằng Chúa không đục một vết rất nhỏ nào trái nghệ thuật hoàn thiện, không cần thiết theo ý định của Người và không quy về việc thánh hóa bạn, vì như Thánh Phaolônói: ý muốn của Thiên Chúa là các bạn phảinên thánh thiện (1 Thess 4,3).