[1]
Đời này, đời sau
Ta cầu cùng Đức Chúa trời giúp sức cho ta biết tỏ tường đạo Chúa là dường nào.
Vì vậy ta phải hay ở thế này chẳng có ai sống lâu; vì chưng kẻ đến bẩy tám mươi tuổi chẳng có nhiều. Vì vậy ta nên tìm đàng nào cho ta được sống lâu, là kiếm hằng sống vậy: thật là việc người quân tử. Khác phép thế này, dù mà làm cho người được phú quý, song le chẳng làm được cho ta ngày sau khỏi làm tiểu nhân, khốn nạn. Vì vậy ta chẳng phải học đạo cho ta được phú quý ở thế này. vì chưng ích đạo thánh Đức Chúa trời về đời sau. Người thế sự đời này lành dữ thì hay: lẽ qua đời này cho khi chết được vui vẻ đời sau thì chẳng hay.
Cho được biết đàng ấy, trước thì phải hay, loài người ta có hai sự: một là xác, một là linh hồn. Xác bởi cha mẹ mà ra, có xương, có máu, có thịt hay nát hay mòn. Song le linh hồn là tính thiêng chẳng hay mòn, chẳng hay nát, chẳng hay chết, chẳng phải bởi cha mẹ mà ra, thật bởi bề trên mà có. Linh hồn như chủ nhà, xác như tôi tá hay là đầy tớ, nó [2] thì phải phục linh hồn như chủ, vì chưng đầy tớ cùng tôi tá làm chủ nhà, hay là chủa nhà làm tôi tá, thì lộn lạo cũng chẳng phải lẽ. Song ta xét ta lo trước cho đầy tớ hay là cho chủ nhà? Thật là ta làm trước cho chủ nhà, sau lo cho đầy tớ, thì mới phải.
Cày ruộng, buôn bán, những việc thể ấy là việc về xác. Có kẻ đi cấy, đi cày mà được lúa nhiều trong kho, đến khi qua đời này một nhóm lúa đem đi cũng chẳng được. Có kẻ đi hầu hạ chầu chực vua chúa, mà được làm quan: đến khi linh hồn ra khỏi xác, những sự ấy thì phải bỏ, đem về chẳng được gì sốt. Có lời rằng: “Khi sinh ra chẳng có đem một đồng mà lại; khi chết cũng chẳng có cầm một đông mà đi”. Vì chưng người ta ở thế này chẳng ai khỏi sự ấy, thì phải học đạo thánh về đời sau, cho ngày sau chúng tôi được sống lâu vô cùng.
Cho biết sự ấy tỏ tường, thì phải nhớ lời đất Annam này nói liên: “Sống thì gửi, chết thì về” (nói chữ: sinh là kí dã, tử là quy dã). Song le thì phải hay đời sau có hai quê: một là quê lành, hai là quê dữ; quê trên, quê dưới, thiên đàng, địa ngục. Vì chưng trên trời thì có thiên đàng: ai đến được trên ấy thì chịu [3] hằng hằng vui vẻ vậy.
Thờ Đức Chúa trời hay ma quỷ?
Mà ai muốn sự ấy, trước hết thì phải tìm, ai sinh ra trời che ta, ai sinh ra đất chở ta, ai sinh ra muôn vật mà nuôi ta. Hỏi cho biết mà thờ đấy [4], ấy là đàng phúc. Ai nấy ở nước Annam này mà muốn cho được làm quan, thì phải đi hầu hạ chầu chực vua chúa, hay là chịu việc tiền năm quý thuế [5], thì mới khỏi vạ. Ai làm tôi nguỵ giặc, hay là trộm cướp, xưng mình là quan, thì có vạ cùng vua chúa. Những kẻ ở trong nước, thì phải hỏi cho biết ai làm vua chúa, mà kính đấy. Huống lọ người ở thế này thì phải tìm cho biết được, ai làm chúa thật, đã sinh nên trời đất, muôn vật, mà thờ đấy.
Vì chưng ta phải hỏi cho biết, ai sinh ra mọi sự mà thờ đấy cho nên, vậy thì ta mới được lên trên thiên đàng, vui vẻ vô cùng. Ví bằng chẳng hỏi cho biết thật Chùa là ai mà thờ đấy, lại đi thờ ma khấn quỷ, thì cũng như người ở trong nước này mà đi làm tôi nguỵ. Ai thờ Đức Chúa trời cho nên, thì được lên trên thiên đàng cùng Đức Chúa trời; ai thờ ma quỷ thì đến ở cùng ma quỷ.
Song le ma quỷ ở đâu? Thật là ma quỷ ở trong địa ngụ là nhà nó. Địa ngục ở đâu? Thật ở trong đất này, là tù rạc Đức Chúa trời hóa ra mà phạt kẻ dữ. Thế gian gọi là Am phủ thì phải, vì chưng là nơi tối tăm mù mịt. Chớ ngờ dưới âm phủ có buôn bán, có ruộng nương, cày cấy như thế gian này đâu. Trong tù rạc nước này vua chúa bắt kẻ có tội, trong ấy có thấy những dòi tói, cùm trang, roi đánh [6], nào có ai vào cầm trong ấy, muốn làm sao thì được làm vậy ru? Huống họ là kẻ ở trong địa ngục, vậy thì chịu những lửa sinh lửa diêm, đời đời kiếp kiếp, mà khốn nạn vô cùng khỏi chẳng được nữa.
Vì vậy thì ta phải học đạo, vì đạo là đàng về quê thật. Đàng xuống thì dễ, ăn uống, chơi bời, làm những việc xác. Đàng lên thì khó, phải ở hiền lành, ngay thật, lo việc linh hồn trước hết. Vì vậy đạo thật là đạo lý, là đạo phải lẽ. Phải lẽ ra, làm thì có phúc; chẳng phải lẽ ta làm thì có phạm tội. Có chữ trong sách Annam rằng: “Kiên thằng khả kê ngưu giáo, lý ngữ năng phục nhân tâm”, dây bền khá buộc sừng trâu, lẽ thật khá phục được lòng người ta. Ví bằng nước Annam có đạo nào phải lẽ, đi tìm về bởi nước khác xa làm chi mà khó lòng. Trong nước Annam thường lệ thì có hai phần đạo: một là lấy trời làm cội rễ mọi sự mà thờ đấy, hai là lấy bụt làm trước. Bây giờ ta xét sự trời, khi khác thì ta sẽ xét sự bụt.
Trời và Đức Chúa trời
Trong Đại minh có lời rằng: “Thiên phù địa tải”, trời che đất chở. Vậy thì trời là nhà, đất là nền. Hễ là nhà nào thì có kẻ làm nên mà mới nên, cũng có chủ nhà mà chớ. Vì vậy thì có trời, cũng có thật Chúa trời, làm nên trời mà chở.
Lại có Đại minh rằng: “Từ tạo thiên lập địa”, xưa dựng trời dựng đất. Mà sao có kẻ thờ trời, khấn trời, nói trời phán xét, mà rằng sống chết ở trời? Vì sao trong sách ông Khổng nước Ngô gọi là thánh, rằng: “Nữ Oa phụ thạch, bổ thiên”, đàn bà gọi là Oa đội đá vá trời? Huống lọ thì thật có ai sinh nên trời. Đền đài cửa nhà ắt có thợ khéo làm cho nên. Người nào mới đẻ ra, thì thật có cha mẹ sinh đẻ mà chớ. Huống lọ trời đất thì thật có Chúa trước làm cho nên, sau thì mới nên, mới có. Vì bằng chẳng có ai đầu hết mà hóa ra trời đất này, thì ai giữ gìn trời đất cùng thế giới này cho ta ở được mà sống? Vì vậy thật thì có Chúa làm ra trời đất muôn vật mà chớ.
Có kẻ thì nói rằng: “Ví bằng ta chẳng thờ trời, mà trời lấy sấm sét đánh ta hầu làm sao cho khỏi?” Ay là lo quấy, nào trời có đánh được ai đâu? Có một Đức Chúa trời đánh được mà chớ. Cũng có kẻ nói rằng: “Súng bắn phá thành”, song le tự nhiên chẳng có phá được đí gì: dẫu mà ai nằm ở khẩu súng thì một đời, cũng chẳng có phải nao: có người tra đạn, tra thuốc vào mà lấy lửa bắn thì mới chết mà chớ.
Người ta lạy trời, kính trời bởi đây mà ra quấy quá vậy. Vì chưng trong chữ Ngô có chữ thiên là trời, giải thì có hai chữ, một là chữ nhất, hai là chữ đại, nghĩa là một cả. Song le ai là một cả, ắt là Đức Chúa trời sinh ra trời đất muôn vật, thật là một cả: cả và loài người ta thì phải thờ kính đấy, ấy là phải lẽ. Trời là nhà chẳng biết đí gì, thờ thì chẳng phải lẽ đâu.
Cũng có kẻ nói rằng: “Thiên phù địa tải, trời che ta, đất chở ta: mà sao ta chẳng lạy?” Ví bằng có vào nhà ai, mà coi thấy đã dọn mọi sự ăn trong ấy, ăn uống nghỉ ngơi đoạn: có giã nhà, hay là giã chủ nhà? Dù mà chẳng thấy chủ nhà dọn mọi vật ấy cho, ví bằng có ai giã nhà mà chẳng giã chủ nhà, thật là dại mà chớ. Sự trời đất thì cũng vậy, nếu có ai lạy trời thì chẳng biết lẽ, cũng chẳng thông thiên văn. Song le thì phải giảng cách lời nói này cho phải lẽ: khi có kẻ nói rằng “lạy trời” thì nói tắt vậy. Như thể khi nói rằng: “nhà cả khiến sự nọ sự kia”: nhà cả là chủ nhà cả ấy, có phép khiến mà chờ. Như thể vua chúa, quan quyền, khiến sự nọ sự kia. Nếu có ai nghe thấy tên nhà cả kêu nhà ấy, mà chẳng nhìn chủ nhà, nói rằng: “Tôi lạy bốn phương nhà này, cho tôi được làm quan”, được làm vậy chức ấy ru? Nhà thì khác, chủ nhà thì khác, trời thì khác, Chúa trời thì khác. Như thể nhà là vật chẳng biết điều gì, trời cũng vậy nhưng xác không [7], chẳng biết đí gì, chẳng thông lẽ gì sốt. Vì vậy chẳng nên thờ trời, chẳng khá lạy trời, lạy Đức Chúa trời, thờ Đức Chúa trời thì mới phải.
Nhân vì sự ấy khi thế gian nói rằng: “lạy trời!” thì thiếu một chữ chúa, vì vậy thì phải thêm đơm [8] chữ ấy, mà từ nay về sau nói làm vậy: “Tôi lạy Đức Chúa trời, là Chúa cả trên hết mọi sự”.
Người ta chẳng nên lạy trời, huống lọ là lạy đất thì chẳng khá: vì chưng đất ở dưới chân ta, mọi sự dơ dáy ta bỏ trên mặt đất. Lại ta lấy cày sắt mở đất mặc ta, lấy mai đào đất làm giếng làm lỗ mặc ta, mà đất chẳng có kêu làm sao, vì chưng đất chẳng sống chẳng biết điều gì. Vì vậy ta chẳng nên lạy đất. Ta nên lạy một Chúa trời đất, là Chúa thật hóa ra trời đất mà chớ.
Hãy còn lời nói: ta nên lạy bụt chăng? Song le trời thì trước, bụt thì sau, vì chưng Thích Ca làm cội rễ bụt Ngô, mà sinh ra đã có trời ba nghìn năm dồ. [9]
Vì vậy ta giảng trước sự Đức Chúa trời, là cội rễ đầu mọi sự, sau thì ta giảng sự trời đất muôn vật bởi đâu mà có, cùng sự người ta ở thế này cho đến Thích Ca sinh ra. Đoạn thì phải xét: nên thờ Thích Ca chăng? Có phải lẽ thì phải làm, chẳng phải thì chớ.
Ba đấng bề trên
Bây giờ ta phải hay có ba đấng bề trên, gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào, cho nên đấng ấy. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta; đấng giữa là vua chúa trị nước; đấng trên là Đức Chúa trời đất, làm Chúa thật trên hết mọi sự. Có ba đấng này ta mới được sống, được ở.
Vì chúng ta có cha mẹ, thì mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ; song le linh hồn ta chẳng phải bởi cha mẹ mà ra đâu. Ta chịu ơn mẹ vì có chịu thai, mà ta ở trong lòng mẹ chín tháng mười ngày, chịu khốn khó mà đẻ ta, đoạn ba năm bú mớm. Có khi thì mẹ cất của miệng mình mà cho con ăn; cũn có khi mẹ ăn miếng đắng mà miếng ngon để dành cho con ăn. Lại có khi mẹ nằm chốn ướt, mà chốn ráo để cho con nằm. Cha đẻ con thì lo việc nuôi nấng. Vì vậy có khi thì cha thức sớm chẳng ngủ, mà làm nghề nọ nghề kia, chạy xuôi chạy ngược, kiếm của mà nuôi con. Thật con thảo kính cha mẹ thì thậm phải, ví bằng có ai chẳng thảo kính, chẳng khứng vâng phép cha mẹ, thật thì có tội trọng.
Vua chúa cũng gọi là cha cả và nước cùng các dân. Chẳng có vua chúa thì nước ở an lành chẳng được: vì chưng vua chúa trị nước cho dân ở được an lành. Vì vậy vua chúa thì giữ nước, và cho kẻo giặc bề ngoài phá nước làm khốn dân, sau thì sửa trong nước, làm cho đại thần hóa thuận cùng nhau và tiểu dân yêu đương thông việc cùng nhau nữa. Ví bằng chẳng có vua chúa sửa nước một ngày, thật là có ra những sự láo dáo, hỗn hào trong dân mà chớ. Đại thần trong nước quân tử thì giúp vua chúa trị nhậm sửa nước. Tiểu nhân thì ra[10] tiền năm tiền quý giúp việc vua chúa nữa. Vì vậy hễ là kẻ ở trong nước thì phải kính dái vua chúa. Ví bằng có ai trong nước mà theo nguỵ thì chịu phạt đã đáng.
Hãy còn Cha cả là Chúa cả trên hết mọi sự; đã hóa nên và giữ gìn trời đất muôn vật cùng hết mọi sự. Nào có ai hồ nghi mà chẳng chịu thờ phượng đấy trên hết mọi sự, mà chẳng dại ru? Khoảng xưa khi chưa có trời, chưa có đất, chưa có đí gì, mà đã có một Đức Chúa trời thanh nhàn vui vẻ, vậy chẳng có thiếu gì sốt, mới sinh ra trời sinh ra đất, lại hóa ra mọi sự ở trong trời này nữa. Trên trời thì hóa ra mặt trời, mặt trăng, cùng ngôi sao cho ta được sáng, ví bằng chẳng có sáng, ta ở làm sao được? Dưới hạ giới này thì sinh ra muông chim cầm thú, hoa quả, cây cối, rau cỏ cho ta được ăn, cũng có làm nên gỗ, nước, lửa, gió cùng các kỳ sự [11] cho ta dùng, ví bằng thiên hạ chẳng có mưa chẳng có nắng, ta sống làm chi được? Thật trời đất cùng mọi sự ở trong thế giới này bởi một Đức Chúa trời rộng rãi vô cùng mà có. Vì vậy ta cám ơn Đức Chúa trời là Cha cả chúng tôi, và thờ phượng đấy trên hết mọi sự thì thậm phải.
Dù mà có kẻ chẳng hay chữ Đại minh mấy, mà nói rằng trong sách Đại minh hay một [12] khiến thờ trời, thì chẳng thông kinh sách. Vì chưng trong kinh sách ông Khổng, và trong sách khác khiến thờ thượng đế, ắt thật thượng đế là một Đức Chúa trời, làm Vua Chúa cả trên hết mọi sự, cùng trên hết mọi vua chúa. Lại ví bằng trong sách Ngô chẳng có nói đến sự Đức Chúa trời là Cha cả sinh ra mọi sự, cũng chẳng có phải nao. Vì chưng đã có lẽ sáng trong lòng chúng tôi, thì phải suy lẽ này, thật có Cha cả là Chúa cả hóa ra mọi sự, thì mới nên mọi sự.
Nhân vì sự ấy thì đầu năm vua chúa Annam làm phép cả, có đại thần cả và nước và quân quốc đều cùng thiên hạ đi cùng, ra giao [13] mà tế thượng đế. Đến khi vua chúa đã tế thượng đế đoạn, thì đại thần cùng kẻ cả trong nước, cùng cả và thiên hạ thì mới lạy vua chúa trước mặt dân. Thôi đoạn ai nấy thì về nhà mà lạy cha mẹ cùng kẻ bề trên minh ông bà ông vải. Trong việc này ta xét được người Annam lấy lẽ mình mà thờ ba đấng cha, dù mà chưa biết tỏ tường. Thứ nhất là thượng phụ, thật là thượng đế; mà vua chúa Annam tế thượng đế trước mặt thiên hạ cùng đại thần, thay vì các dân ở chầu vua chúa khi làm việc; mà các dân ở đấy, dù mà chẳng biết, mà đứng lặng, cũng thờ thượng đế, là Cha cả trên hết mọi sự, theo vua chúa vậy. Làm việc tế thượng đế đoạn, thì kẻ cả trong nước đại thần cùng các dân thì kính vua chúa mà lạy xuống như thói Annam. Ay là thật kính lạy trung phụ cả và nước, là vua chúa. Sau hết khi ai nấy về nhà mà lạy cha mẹ ông bà ông vải; bởi vì có lẽ ở trong lòng mình dạy kính phụ thứ ba, là chức dưới vậy.
Ba đấng thưởng phạt
Như có ba đấng cha, tự nhiên hay biết cũng có ba đấng thưởng phạt. Vì chưng cha nào sinh đẻ con lành có vâng lời cha, thì cha thưởng cho của cải mình, ví bằng cha sinh đẻ con cứng cổ chẳng nghe lời cha, thì cha phạt, lấy roi mà đánh, ví bằng con chẳng chừa láo thì cha cũng xua đi, mà chẳng cho của mình. Song le dù mà cha mẹ nào có con hiền lành vâng phép, cho con mình làm quan thì chẳng được. Mà cha mẹ nào có con, dù mà chẳng nghe lời, thì cũng đành chết chẳng được: có đánh chết thì có vạ.
Song le vua chúa có dân vâng phép chẳng những là thưởng mà cho tiền bạc của cải như cha mẹ, và cửa nhà ruộng nương hơn cha mẹ nữa, mà lại làm quan quyền bằng công dân [14] thì cũng được. Ví bằng ai làm nguỵ chẳng vâng lề luật trong nước, vua chúa thì phạt được, chẳng lọ là cất của, mà lại chém giết.
At thật thượng phụ là Cha cả, Chúa cả trên hết mọi sự, có thưởng có phạt trọng. Vì chưng ai giữ đạo Chúa cả, thì Chúa thưởng được no mọi sự đời này, mà lại đời sau thưởng hằng vui vẻ vậy. Ví bằng có ai chẳng khứng thờ Chúa Cha, mà lại thờ ma quỷ cùng các vật, Đức Chúa trời thì phạt được và cất hết của thế này, cùng làm đau nặng cho đến chết thì cũng được, mà lại phạt được vô cùng bỏ xuống trong địa ngục chịu khốn nạn đời đời.
Đạo Chúa không phải đạo Pha-lang
Ai nấy xưa nay mà chưa biết thật Chúa trời đất, cùng chưa có thờ cho nên, nay có (…) [15] mới sáng ra, khi có rao lệnh Đức Chúa trời. Ai giảng đạo cho, thì như sai viên rao lệnh Đức Chúa trời sai cho, mà làm cho được khỏi phạt khốn nạn vô cùng, lại cho được chịu thưởng vui vẻ vô cùng vậy.
Chớ có nói: đạo này là đạo Pha-lang! [16] Vì chưng đạo thánh Đức Chúa trời là sáng, và trước, và lớn hơn mặt trời. Nói thí dụ, mặt trời soi đến nước nào, thì làm ngày sáng nước ấy, dù mà nước khác chưa thấy mặt trời mọc lên, hãy còn chịu tối đêm, song le có ai gọi mặt trời là mặt trời nước ấy, dù mà đã chịu sáng mặt trời soi nó trước. Vì chưng mặt trời là chung cả và thế giới, mà đã có trước hơn nước ấy [17] soi cho. Đạo thánh Đức Chúa trời thì cũng vậy: dù mà có nước nào đã chịu đạo trước, cũng chẳng nên gọi là đạo nước nọ nước kia, thật tên là đạo thánh Đức Chúa trời, là Chúa trên hết mọi sự, thật là đạo thánh, và trước, và trọng hơn no mọi nước thiên hạ.
Ay là đạo thánh Đức Chúa trời đã sáng soi đến nước Annam này, chớ có ai đóng con mắt thiêng liêng ở trong linh hồn và trong lòng ta, mà lại chịu lấy đạo chính phải lẽ, hết lòng hết sức, lại ghét mà bỏ đi những tối tăm mù mịt tội lỗi đã phạm xưa nay, mà cám ơn Đức Chúa cả cho bây giờ đạo sáng, dù mà có trước khi chưa có trời, và chịu lấy hết lòng; mà lại cho được sáng lòng nữa, thì phải lạy Đức Chúa trời, mà cầu đấy cho nên.
Chú thích
[1] Xin nhắc lại rằng các phụ đề không phải của tác giả
[2] Nguyên bản chép vô
[3] Tác giả hay dùng chữ chịu với nghĩa là được.
[4] Tác giả thường dùng chữ đấy như một nhân vật đại danh từ: đấng ấy
[5] xem chú 10
[6] dòi tói: xiềng xích, cùm trang: gọng cùm bằng tre hay gỗ.
[7] Những xác không: “quid materiale et mer corporeum”, tác giả thường dùng mỗi chữ trong ba chữ này theo một nghĩa hơi đặc biệt:
những nghĩa là chỉ
xác nghĩa là vật chất
không: tác giả không dùng tiếng này làm phủ định từ, lại hay dùng theo nghĩa chữ Hán: rỗng trống, hư không.
[8] Dictionn: “Đơm, thêm đơm: augeo”
[9] dồ nghĩa là độ
[10] ra nghĩa là nộp “tiền quý: monetae aereae maiores” – “làm quý, làm tiền: tributa colligere”
[11] Kì, các kì sự: omnia”, mọi sự
[12] nghĩa là: chỉ thấy một…
[13] Vua ra giao (một thành ngữ trong lễ điển): vua đến khu ngoài thành để tế lễ Trời
[14] Công dân: công nghiệp của dân
[15] Thiếu chữ đạo
[16] Pha lang: Bồ Đào Nha
[17] đọc là: nước nó soi cho
Tác giả: Giáo sĩ Đắc Lộ